Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Hoa Kỳ
Clinton làm Tổng thống, "trục châu Á" ra sao?
Nếu trở thành Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton sẽ vừa phải cam kết đảm bảo an ninh cho các nước đồng minh vừa duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc khi đẩy mạnh chính sách "tái cân bằng" ở châu Á.

 


Hôm 12/4, bà Hillary Clinton đã chính thức tuyên bố tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng với hy vọng trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2016. 

 

Theo tạp chí National Interest, trong giai đoạn, giữ chức Ngoại trưởng Mỹ nhiệm kỳ 2008 – 2013, bà Clinton đã tích lũy được một lượng lớn kinh nghiệm trên mặt trận ngoại giao quốc tế đồng thời thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới việc phát triển mối quan hệ ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy hồi năm 2011, bà Clinton đã khẳng định Mỹ sẽ cho thi hành chính sách “tái cân bằng” tại khu vực này.  

 

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã có nhiều thay đổi với vô vàn thách thức chiến lược mà nước Mỹ phải trải qua so với thời kỳ bà Clinton rút lui khỏi bộ máy chính quyền của Tổng thống Barack Obama hơn 2 năm trước. 

 




Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chính thức tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng. 

 

Trong khi đó, năm 2016 đang tới gần và sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở thành yếu tố tạo nên bước ngoặt cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Một số nước trong khu vực từng cho rằng chính sách "tái cân bằng" của Mỹ đã bị dẹp sang một bên khi bà Clinton và cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell thôi giữ chức. Còn dưới thời Ngoại trưởng John Kerry, khu vực Trung Đông lại trở thành tâm điểm trong chính sách ngoại giao của Mỹ. 

 

Nói cách khác, chính sách "tái cân bằng" đang phải chật vật tìm chỗ đứng trong vô số mối quan tâm hiện nay của Mỹ chủ nghĩa bài ngoại ở Nga, bất ổn ở Trung Đông, thỏa thuận hạt nhân với Iran và đại dịch Ebola. 

 

Kết quả là, trong những năm gần đây, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tạm thời phát triển khi thiếu vắng sự quan tâm của nước Mỹ. Do đó, nếu bà Clinton trở thành Tổng thống Mỹ, nhiều khả năng những thách thức trong khu vực sẽ được Mỹ quan tâm giải quyết bởi đây từng là một trong những nội dung mà nữ chính trị gia từng chú trọng khi còn ở trong hệ thống lãnh đạo tại Washington. 

 

Trong lúc mọi sự tập trung của giới chức Mỹ dồn về cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, thì Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ đã cho đăng tải hình ảnh về việc Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ khai hoang và xây dựng tại những khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. 

 

Hồi tuần trước, chia sẻ với hãng tin CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cũng đã lên tiếng quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân sự trên Biển Đông. Còn theo Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry B. Harris, Trung Quốc đang cho xây “Vạn Lý Trường Thành bằng cát “ trên Biển Đông.  

 

Châu Á ra sao khi bà Clinton làm Tổng thống?

 

Châu Á là điểm đến trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ của bà Clinton hồi năm 2009. Trong chuyến thăm này, bà Clinton đã đặt chân tới Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc và cuối cùng là Trung Quốc. 

 

Do đó, nếu trở thành Tổng thống Mỹ, việc bà Clinton ưu tiên xem xét chính sách ngoại giao tại khu vực châu Á đồng thời đẩy mạnh quan hệ với các nước đặc biệt ở Đông Nam Á, là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nói cách khác, trong khi Ngoại trưởng Kerry tỏ ra lơ là châu Á, thì nữ Tổng thống Clinton tiềm năng sẽ chú trọng tới khu vực này. Đây cũng sẽ là bước ngoặt tạo nên sự thay đổi quan trọng trong quan điểm đối ngoại của nước Mỹ. 





Chuyến thăm tới Indonesia của bà Clinton trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ hồi năm 2009. 

 

Còn theo National Interest, trong bối cảnh, Trung Quốc dồn tiền đầu tư nâng cao năng lực quân sự cũng như ngang nhiên xâm chiếm lãnh thổ của các quốc gia láng giềng, nếu như không có một biện pháp ngăn chặn kịp thời, Bắc Kinh sẽ vẫn tiếp tục hành động trái phép. 

 

Trước đây, nhân sự kiện xảy ra tranh chấp tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2012, khi còn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton từng kêu gọi các nước trong khu vực bao gồm Philippines, “hợp tác” để tìm hướng giải quyết cho những bất đồng. 

 

Song, nếu đứng trên cương vị của một Tổng thống, bà Clinton sẽ bị đẩy vào thế khó xử khi vừa phải cam kết đảm bảo an ninh cho các đồng minh ở châu Á vừa phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. 

 

Tuy nhiên, dù tiến trình xây dựng một lực lượng tuần tra hàng hải cho khối ASEAN vẫn còn cả một chặng đường dài phía trước, bà Clinton vẫn có thể dùng tầm ảnh hưởng của mình để đẩy nhanh nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mà bà từng làm trong cuộc họp thượng đỉnh Đông Á hồi tháng 11/2012.  

 

Ngoài ra, nếu đắc cử, chính quyền của bà Clinton sẽ vẫn duy trì trọng tâm “chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng” với các quốc gia đồng minh và đối tác ở châu Á như thời Tổng thống Obama. Theo đó, ông Obama hiện đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực quốc phòng với Nhật Bản và đối thoại với Ấn Độ. 

 

Bà Clinton có thể sẽ vẫn giữ quan điểm cho rằng Australia là một đối tác trọng tâm trong nỗ lực duy trì vị thế số 1 của Mỹ ở châu Á. Nữ chính trị gia từng khẳng định mối quan hệ mật thiết Mỹ – Australia có thể giúp “tăng cường các mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc”. 

 

Tuy nhiên, bà Clinton cũng đã lên tiếng cảnh báo về việc Australia phụ thuộc quá nhiều vào quan hệ thương mại với Trung Quốc. Theo bà Clinton, “nếu như bạn (Australia) bị lệ thuộc, bạn sẽ mất đi quyền tự do hành động, toàn vẹn lãnh thổ, kinh tế và chính trị”. 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ (25-04-2024)
    Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ (21-03-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J. Biden, ông D. Trump nỗ lực ghi điểm (17-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và ông Trump trở thành ứng viên tổng thống của mỗi đảng (13-03-2024)
    Ông Trump siết chặt kiểm soát đảng Cộng hòa Mỹ (13-03-2024)
    Bức tranh sau bầu cử (13-03-2024)
    Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu (13-03-2024)
    Ông Donald Trump tiến gần tới vị trí ứng cử viên đại diện của đảng Cộng hòa (12-03-2024)
    Sớm đưa các thuyền viên Việt về nước sau khi tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ (08-03-2024)
    Những nội dung chính trong thông điệp liên bang 2024 của Tổng thống Mỹ (08-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và Trump thắng lớn tại California trong ngày 'Siêu Thứ Ba' (06-03-2024)
    Taylor Swift rục rịch kêu gọi bầu cử tổng thống Mỹ (06-03-2024)
    Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden (16-02-2024)
    Cựu Tổng thống Trump đối mặt với án tù dài (06-02-2024)
    Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? (05-02-2024)
    13 thống đốc đảng Cộng hòa tới biên giới, ủng hộ Texas 'kháng lệnh' ông Biden (05-02-2024)
    Mỹ cân nhắc phản ứng trước việc 3 binh sỹ thiệt mạng ở Jordan (30-01-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump thẳng tiến (29-01-2024)
    Phản ứng của ông Biden khi ông Trump thắng bầu cử sơ bộ ở bang thứ hai liên tiếp (24-01-2024)
    Bỏ phiếu ở New Hampshire quyết định chiến thắng bầu cử sơ bộ của ông Trump? (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Ứng viên gốc Cuba tranh cử Tổng thống Mỹ (19-04-2015)
    Hành trình bền bỉ của bà Clinton (19-04-2015)
    Bản lĩnh Tổng thống Obama (17-04-2015)
    Bầu cử Mỹ: Cuộc đấu nghẹt thở giữa 2 đại gia đình? (16-04-2015)
    Vấn đề an ninh - điểm nóng cuộc đua vào Nhà Trắng (14-04-2015)
    Obama đang tạo ‘đột biến’ trong ngoại giao (13-04-2015)
    Người Mỹ đã sẵn sàng cho giấc mơ của Hillary? (13-04-2015)
    Bà Clinton gửi video thông điệp tranh cử (12-04-2015)
    Bà Hillary Clinton tranh cử tổng thống Mỹ (10-04-2015)
    'Chủ nghĩa Obama': Hướng nội và 'không làm chuyện điên rồ' (09-04-2015)
    Thêm một ứng viên tổng thống Mỹ lộ diện (08-04-2015)
    “Hỏi thẳng, nói thật” với Edward Snowden (07-04-2015)
    Thắng lợi ngoại giao của ông Obama (07-04-2015)
    Thỏa thuận hạt nhân lịch sử (04-04-2015)
    Tại sao thỏa thuận với Iran quan trọng với Obama? (03-04-2015)
    Cỗ máy kiếm tiền Clinton (30-03-2015)
    Đã đến lúc người Mỹ cần phải nhấc chân lên (30-03-2015)
    Danh sách truy nã của FBI (29-03-2015)
    Chạy đua vào Nhà Trắng (26-03-2015)
    Em trai Tổng thống Bush chỉ trích ông Obama (26-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152754840.